Ứng dụng Mêtan

Nhiên liệu

Mêtan là một nhiên liệu quan trọng. So với than đá, đốt cháy metan sinh ra ít CO2 trên mỗi đơn vị nhiệt giải phóng. Ở nhiều nơi, mêtan được dẫn tới từng nhà nhằm mục đích sưởi ấm và nấu ăn. Nó thường được biết tới với cái tên khí thiên nhiên.[10]

Trong công nghiệp

Mêtan được dùng trong nhiều phản ứng hóa công nghiệp và có thể được chuyên chở dưới dạng khí hóa lỏng. Trong hóa công nghiệp, mêtan là nguyên liệu sản xuất hydro, methanol, axit axeticanhydrit axetic.

Mêtan trong khí quyển Trái Đất

Mêtan trong khí quyển là một khí gây hiệu ứng nhà kính.[11] Mật độ của nó đã tăng khoảng 150% từ năm 1750 và đến năm 1998, mật độ trung bình của nó trên bề mặt Trái Đất là 1745 ppb. Mật độ ở bán cầu Bắc cao hơn vì ở đó có nhiều nguồn mêtan hơn (cả thiên nhiên lẫn nhân tạo). Mật độ của mêtan thay đổi theo mùa, thấp nhất vào cuối mùa hè.[12]

Quá trình phân huỷ

Cơ chế phá hủy chính của mêtan trong khí quyển là qua tác dụng với gốc hydroxit (.OH):

CH4 + ·OH → ·CH3 + H2O

Phản ứng này diễn ra ở tầng đối lưu làm cho mêtan tồn tại được trong khoảng 9,6 năm.[13]

Sự giải phóng đột ngột của sàng mêtan

Ở áp suất lớn, ví dụ như ở dưới đáy đại dương, mêtan tạo ra một dạng sàng rắn với nước, được gọi là mêtan hydrat.[14] Một số lượng chưa xác định nhưng có lẽ là rất nhiều mêtan bị giữ lại dưới dạng này ở đáy biển. Sự giải phóng đột ngột của một thể tích lớn mêtan từ những nơi đó vào khí quyển là một giả thuyết về nguyên nhân dẫn tới những hiện tượng Trái Đất nóng lên trong quá khứ xa, đỉnh cao là khoảng 55 triệu năm trước.

Một tổ chức đã ước tính trữ lượng quặng mêtan hydrat dưới đáy đại dương vào khoảng 10 triệu triệu tấn (10 exagram). Giả thuyết rằng nếu Trái Đất nóng lên đến một nhiệt độ nhất định, toàn bộ lượng mêtan này có thể một lần nữa bị giải phóng đột ngột vào khí quyển, khuếch đại hiệu ứng nhà kính lên nhiều lần và làm Trái Đất nóng lên đến mức chưa từng thấy.

Mêtan bên ngoài Trái Đất

Mêtan đã được phát hiện hoặc tin là tồn tại ở vài nơi trong Hệ Mặt Trời. Người ta cho rằng nó được tạo ra nhờ những quá trình phản ứng vô sinh.

Dấu vết của khí mêtan cũng được tìm thấy ở bầu khí quyển mỏng trên Mặt Trăng của Trái Đất. Mêtan cũng được dò thấy ở các đám mây giữa những vì sao trong vũ trụ

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mêtan http://www.periodicvideos.com/videos/mv_methane.ht... http://www.sieunhien.com/khoa-hoc-vu-tru/538-khi-m... http://adsabs.harvard.edu/abs/1997PhRvB..5514800B http://adsabs.harvard.edu/abs/2013RvGeo..51..276E http://pire-ecci.ucsb.edu/pire-ecci-old/summerscho... http://www.cdc.gov/niosh/mining/UserFiles/works/pd... http://www.giss.nasa.gov/research/features/methane... http://webbook.nist.gov/cgi/cbook.cgi?ID=C74828&Ma... http://www.noaanews.noaa.gov/stories2008/20080423_... http://marine.usgs.gov/fact-sheets/gas-hydrates/ti...